Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Bí ẩn của cây tầm gửi

Vào những ngày mùa này trong năm, những chùm cây tầm gửi với quả trắng mọng và lá xanh mướt thường được treo lên cửa ra vào các ngôi nhà, gợi cảm hứng cho những đôi bạn trẻ trao nhau những nụ hôn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng đó là một trong những loài cỏ dại độc hại nhất.


Có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi, bao gồm hai loài phổ biến nhất luôn được treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa Đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu. Nhưng thực tế, tất cả bọn chúng lại là những kẻ ăn bám trên các cành cây và cây bụi, ăn cắp thức ăn và nước của “ chủ nhà”.
“Qua thời gian, chúng làm tổn hại tới sự phát triển của cây và thậm chí giết chết cây đó”. Hầu hết các loài tầm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh.

Từ Mistletoe (cây tầm gửi) bắt nguồn từ thực tế rằng loài cây này thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải của mình. Theo tiếng Anglo - Saxon, mistel có nghĩa là phân, và tan có nghĩa là cành cây. Vì vậy tên thông thường của nó có nghĩa là “phân trên cành cây”. Tên khoa học của tầm gửi cũng không hay ho gì hơn. Trong tiếng Hy Lạp, phoradendron có nghĩa là “ kẻ trộm trên cành cây”.

Hạt của tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tầm gửi để làm tổ.

Trong các loài tầm gửi, tầm gửi lùn là một kẻ nguy hiểm cho ngành lâm nghiệp. Chỉ riêng ở Colorado (Mỹ), nó có thể làm giảm một nữa sản phẩm gỗ hàng năm. Loài thực vật này bám rễ vào những cây to trưởng thành, làm suy yếu chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nước. Khi quả của tầm gửi lùn chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Những hạt đó lại đọng trên cành cây non và sau khi nảy mầm lại tiếp tục đánh cắp chất dinh dưỡng từ những nạn nhân mới.

Các nhà lâm nghiệp và các công ty lấy gỗ đã phải vật lộn nhiều năm để ngăn chặn sự phát tán của loài cây bé nhỏ mà nguy hiểm này. “Việc ngăn cản nó khó hơn cả ngăn côn trùng”.

Bất chấp nỗi kinh hoàng do tầm gửi gây ra, loài thực vật này đã đưa con người xích lại gần nhau hơn theo truyền thống lâu đời. Do cây tầm gửi ra quả vào mùa Đông, các nền văn hoá thường coi nó là biểu hiện của sự phì nhiêu, màu mỡ. Việc trao nhau nụ hôn dưới cây tầm gửi có nguồn gốc từ thời cổ đại của người Druid. Khi kẻ thù chạm trán nhau dưói cây tầm gửi trong rừng, họ phải hạ vũ khí và ngừng bắn cho tới ngày hôm sau. Từ truyền thống này mà dẫn tới việc cho cây tầm gửi lên cửa nhà và hôn nhau dưới tán lá xanh”. Cây tầm gửi đã xuất hiện từ nghìn năm nay, chúng là một phần không thể thiếu của khu rừng.